Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

8 thành phố tuyệt vời nhất để uống cà phê dành cho bạn

Nếu bạn là người thích đi du lịch đây đó, thích trãi nghiệm những món ăn theo vùng miền thì khi tới các thành phố này, bên cạnh những nét văn hóa đặc trưng của vùng miền bạn còn dịp khám phá có thêm một văn hóa mang tên cà phê.

1. Thành phố Melbourne, Úc

1_82
Bạn sẽ bắt gặp cảnh đông đúc của từng đoàn du lịch bước vào các quán cà phê hai bên đường của thành phố Melbourne. Nếu bạn không dành thời gian để ngồi lại ở những quán cà phê này thì chí ít cũng mua một cốc cà phê mang theo để vừa đi bộ vừa thưởng thức.

2. Thành phố Rome, Ý

2_90
Nếu du lịch nước Ý, bạn hãy nhớ ghé quán cà phê ở thành phố Rome bởi đây là nơi pha cà phê ngon nhất của nước này. Các quán cà phê ở Rome thường bận rộn nhất vào buổi sáng bởi không những quán cà phê ở đây không chỉ phục vụ cho khách hàng tại quán mà còn có nhiều khách hàng gọi cà phê tận nhà.

3. Singapore

3_76
Ở Singapore, không phải quán cà phê nào cũng đông khách. Các quán cà phê ở đây cạnh tranh nhau trên tiêu chí nghệ thuật pha cà phê. Vào những quán cà phê ở Singapore, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những động tác pha cà phê điêu luyện của các tay pha chế trước khi thưởng thức tách cà phê đẹp mắt. Nhiều du khách nói rằng, văn hóa cà phê ở Singpore gắn với nghệ thuật pha chế.

4. Thủ đô Vienna, Áo

wien,vienna cafe central
Những quán cà phê ở thủ đô Vienna, Áo không chỉ là nơi để mọi người ngồi nhâm nhi đồ uống mà còn là nơi để đọc báo và thảo luận các vấn đề văn hóa. Chính điều này đã tạo được nét văn hóa đặc trưng cho nơi đây và được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể.

5. Thủ đô London, Anh

5_66
Ở London, cà phê cappuccino là phổ biến nhất và phát triển mạnh trong 5 năm trở lại đây. Cũng giống Singapore, các quán cà phê ở London cạnh tranh nhau ở phần thẩm mỹ và các cuộc thi pha cà phê dành cho các tay pha chế thỉnh thoảng được tổ chức, thu hút sự tham gia của nhiều người. Nếu đã đặt chân tới thủ đô của nước Anh, bạn nhớ ghé một quán cà phê để tận mắt nhìn thấy tài nghệ pha cà phê của các tay pha chế nơi đây.

6. Thành phố Reykjavik, Iceland

6_60
Bạn sẽ nhìn thấy cảnh khách uống cà phê ngoài trời đông nghịt ở các quán ở thành phố Reykjavik, Iceland. Trong những năm trở lại đây, các quán cà phê còn phục vụ thêm cả món bánh làm khách hàng rất hài lòng. Có 7 quán cà phê nổi tiếng ở thành phố này và khi đến đây, chắc chắn bạn sẽ không thể ra về mà không nán lại thưởng thức một tách cà phê đậm đà hương vị.

7. Thành phố Wellington, New Zealand

7_61
Tuy là thành phố nhỏ nhưng Wellington lại thu hút nhiều du khách bởi văn hóa cà phê nơi đây. Các quán cà phê Wellington được trang trí rất đẹp mắt và cách phục vụ rất nhiệt tình của nhân viên khiến ai đến cũng đều rất hài lòng.

8. Seattle, Mỹ

8_51
Với người dân thành phố Seattle của nước Mỹ, cà phê đã tạo nên một nét văn hóa độc đáo và là nơi để mọi người gặp gỡ, xây dựng mối quan hệ tốt với nhau. Cappuccino cũng là loại cà phê đặc trưng và được nhiều khách du lịch ưa chuộng khi tới đây.
Nào còn chờ gì nữa hãy xách balô lên và đi thôi....

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Cà phê đắng vì sao?

Một số người dùng sữa. Một số người khác lại cho thêm đường – mặc dù điều này không được các nhà khoa học khuyến khích – để “cải thiện” cái vị đắng của cà phê.

Các nhà khoa học đã xác định được nguyên nhân tại sao cà phê “đen” lại đắng đến như thế và đây là bước tiến đầu tiên giúp sản xuất ra một loại cà phê tự nhiên có vị nhẹ hơn.
Cách pha cà phê cũng ảnh hưởng đến vị của cà phê. Áp suất và nhiệt độ cao giống như trong cách pha espresso – loại cà phê phổ biến ở Ý và Tây Ban Nha – thường đem lại một ly cà phê đặc, đẫm đầy hương.
Một tách cà phê có chứa hơn 30 chất hoá học góp phần tạo nên vị, mùi thơm cũng như vị chua của cà phê. “Tất cả mọi người đều cho rằng caffeine là hợp chất chủ yếu gây nên vị đắng của cà phê, nhưng thực tế lại không phải vậy” – Thomas Hofmann, Giáo sư khoa hóa thực phẩm tại trường đại học kỹ thuật Munich, Đức, đồng thời là người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết: “Chỉ có 15% vị đắng của cà phê bắt nguồn từ caffeine”.
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện các cuộc phân tích thành phần hoá học và sau đó là các thử nghiệm với sự tham gia của một số người đã được đào tạo để biết xác định độ đắng của cà phê.
Các nhà khoa học cho biết quá trình rang cà phê là một trong những yếu tố tác động đến vị đắng của hạt cà phê. Càng rang lâu, hạt cà phê càng đắng.
“Bây giờ chúng ta đã biết vị đắng trong cà phê được tạo ra như thế nào, chúng ta sẽ có cách để có được những ly cà phê có vị như mong muốn” – Tiến sĩ Hofmann phát biểu.

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Văn hóa uống cà phê của người Sài Gòn

Điều đầu tiên một du khách cần phải học khi đặt chân tới TPHCM, đó là biết cách qua đường. Đó là một thử thách hóc búa đòi hỏi cả sự liều lĩnh lẫn khả năng tính toán chính xác những chuyển động ngang dọc, nhanh chậm…


Đó là một thành phố mà những tòa nhà chọc trời vươn cao, chen lấn với những khu dân cư trung lưu – nơi những gia đình đưa cả sinh hoạt đời thường của nhà mình ra hè phố. Ở chân một tòa nhà cao tầng hiện đại, bạn có thể bắt gặp một cụ bà bán bún, phở bên chiếc xe đẩy nhỏ, như thể cuộc sống từ bao năm qua vẫn vậy, mới cũ đan xen như thế…
Đối mặt với một dòng chảy bất tận những chiếc xe máy bon bon trên đường phố, những người cầm lái – tất cả đều đội mũ bảo hiểm và đeo khẩu trang, hình ảnh này có thể khiến bất cứ người nào mới đặt chân tới TPHCM đều phải hoa mắt, chóng mặt.
Sẽ mất một thời gian để người khách lạ phát hiện ra rằng đó là một dòng chảy điều hòa, rằng khi bạn bước lên một bước, dòng xe bằng cách nào đó sẽ tránh được bạn, không cần phải quá lo lắng và đứng chôn chân mãi ở một chỗ. Đây có lẽ là một trong những nét đặc trưng của TPHCM.


Ở TPHCM, bạn sẽ được tận hưởng một sự cân bằng kỳ lạ giữa những thái cực, hãy ngồi trên ban công của một căn nhà được biến thành cửa hàng cà phê. Bằng cách này bạn sẽ có thể thoát ra khỏi những ồn ào, náo nhiệt, để ngồi tĩnh lặng nhìn xuống con phố đông đúc bên dưới. Nhấm nháp ly cà phê, bạn hiểu phần nào năng lượng mạnh mẽ của thành phố này đến từ đâu.
Món cà phê truyền thống nhất là cà phê sữa đá, thoạt tiên, vốn đã quen với ly cà phê đắng, tôi không thể thích nổi vị ngọt của cà phê sữa đá, nhưng chỉ cần 3 ngày sau, tôi đã bắt đầu “nghiện” vị ngọt mát rất sảng khoái đọng lại nơi đầu lưỡi. Càng uống tôi càng hiểu nó rất phù hợp với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều ở nơi đây.
Cà phê bắt đầu phổ biến tại Việt Nam hồi cuối thế kỷ 19, về sau, Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu cà phê nhiều nhất thế giới. Kể từ đây, Việt Nam bắt đầu đưa cà phê lên một đẳng cấp mới, thành đỉnh cao ẩm thực.
Bước vào nhiều quán cà phê, bạn sẽ thấy menu dài tới 5 trang với hàng chục cách pha chế cà phê khác nhau. Uống cà phê đã trở thành thói quen không thể thiếu hàng ngày của tôi khi lưu lại TPHCM.

Ăn tối ở một quán phở bình dân không tên, tôi nhận ra rằng bất kể TPHCM có thêm bao nhiêu tòa nhà cao tầng, bất kể có thêm bao nhiêu xe máy, thì những hương vị truyền thống đem lại cảm nhận về quá khứ của Việt Nam vẫn hiện diện trong ẩm thực của đất nước này. Đó là phở, là cà phê, là chợ cóc, các loại gạo thơm, hay các loại thảo mộc…
Thật thú vị khi thấy những bạn trẻ, tai đeo headphones, tấp xe máy vào lề đường để ăn vội bữa sáng, bên cạnh là những ông bà cụ vừa thong dong đi tập thể dục về, đang từ từ tận hưởng một buổi sáng chậm rãi…
Người Việt Nam không tận dụng tủ lạnh triệt để, đơn giản bởi họ không thích đồ đông lạnh, ngày ngày họ đi chợ và mua những đồ ăn tươi mới. Ở đây, dù giàu hay nghèo, dù già hay trẻ, họ cũng đều tìm tới những quán ăn ven đường.
Trên những con phố ồn ào, náo nhiệt của TPHCM kia, rất có thể một ai đó vẫn mang trong mình những câu chuyện đau thương từ một thời quá khứ, những vết thương âm thầm. Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh…
Ở Việt Nam, ẩm thực là một môn nghệ thuật lâu đời, với những bí quyết được truyền từ đời này sang đời khác, trong ẩm thực, bạn sẽ bắt gặp bóng dáng của những người bà, người mẹ, những con người đã sống từ trước khi cuộc chiến tranh Việt Nam nổ ra – cuộc chiến tranh làm đứt đoạn những mùa gặt lúa trên đồng bằng sông Mekong…
Tôi mua cốc cà phê sữa đá cuối cùng để đến thăm Viện bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. Ở đất nước này, mỗi người đều có câu chuyện của riêng mình, câu chuyện đó có liên quan tới chiến tranh.
Mỗi gia đình đều có người thân ra đi vì chiến tranh. Tuy vậy, người ta không còn nói về chiến tranh quá nhiều nữa, đối với họ, chiến tranh đã kết thúc, nhưng cũng không hẳn đã hoàn toàn đi qua. Những di chứng của chiến tranh vẫn còn âm thầm tồn tại.
Tôi từ từ nhấp từng ngụm cà phê sữa đá, vị ngọt của nó có thể xóa nhòa vị đắng của những hình ảnh đau thương, mất mát tôi đang thấy trong viện bảo tàng…

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Vị “cha đẻ” của chiếc máy pha cà phê đầu tiên

Là một trong những chiếc máy pha cà phê tự động đầu tiên được thiết kế cho các hộ gia đình, Mr. Coffee chính thức được giới thiệu với công chúng vào năm 1972.


Đứa con tinh thần này được ông Marotta, khi ấy là một nhân viên bất động sản, và đối tác của mình, Samuel Glazer, dự định dùng để thay thế cho loại máy pha cà phê đang được sử dụng khá rộng rãi nhưng lại hay gặp trục trặc vào thời điểm đó.

Ngay lập tức, Mr. Coffee trở thành máy pha cà phê hàng “hot” trên thị trường. Theo tạp chí Forbes, tính đến năm 1979, chiếc may pha ca phe này đã mang về doanh số hơn 150 triệu USD/năm cho công ty sản xuất ra nó và chiếm ít nhất 50% thị phần, bỏ xa các đối thủ khi đó là Norelco, General Electric và Proctor-Silex.
Là con trai của Calogero Marotta và Josephine Mirabella, vốn là dân nhập cư từ Ý, Vincent George Marotta được sinh vào ngày 22 tháng 2 năm 1924 — cũng là ngày sinh nhật của tổng thống Washington nên ông mới có tên lót là George. Cha ông, khi sang Mỹ được gọi là Charles, là một người buôn bán than.
Phần lớn thành công của chiếc máy pha cà phê này được cho là nhờ vào mẩu quảng cáo gắn liền với tên tuổi của vận động viên bóng chày nổi tiếng Joe DiMaggio. Và chính Marotta là người đã tuyển dụng Joe DiMaggio vì bản thân ông cũng là một cựu vận động viên chuyên nghiệp. Tuy nhiên, dù không nói ra nhưng ai cũng biết ông Marotta rất biết ơn người vợ của mình, vì nếu như ông thích cà phê của bà pha hơn thì có thể chiếc máy huyền thoại đó đã… không ra đời.
Với tài năng thể thao của mình, Vincent Marotta được kí hợp đồng với đội Cardinals ngay sau khi tốt nghiệp trung học. Tuy nhiên, chiến tranh thế giới lần thứ hai đã làm gián đoạn sự nghiệp của ông. Sau khi giải ngũ, ông lấy bằng cử nhân lịch sử tại đại học Mount Union ở Alliance, Ohio.
Vào năm 1948, Marotta được cả hai đội New York Giants và Cleveland Browns mời về chơi cho họ. Tuy nhiên, ông chỉ chơi cho Cleveland Browns trong một khoảng thời gian trước khi bước vào lĩnh vực kinh doanh nhà đất và trung tâm mua sắm với Glazer, một người bạn từ thời trung học.
Năm 1968, sau đợt siết chặt tín dụng, thị trường bất động sản Mỹ trở nên khó khăn hơn. Marotta khi ấy tự hỏi liệu mình có thể làm chuyện gì khác để sinh sống không. Thế là ông quay sang lĩnh vực cà phê, và đặc biệt chú ý tới loại may pha ca phe đang có trên thị trường lúc đó.
So với lần đầu tiên xuất hiện ở thế kỉ 19, chiếc máy pha cà phê khi ấy chỉ thay đổi chút ít. Nó hoạt động bằng cách đẩy nước sôi hoặc gần sôi qua một chiếc giỏ kim loại được đục lỗ chứa bột cà phê. Thông qua cái tay nắm bằng pha lê trên nắp, người dùng có thể nhìn vào trong để thấy cà phê ngày càng trở nên đen hơn, và đó cũng là điều “hấp dẫn” duy nhất của chiếc máy này với những người yêu thích cà phê.
Thế là Marotta và Glazer thuê thêm hai cựu kĩ sư của Westinghouse, Edmund Abel và Erwin Schulze. Họ thiết kế một chiếc máy hoạt động được bằng cách chỉ cần nung nước đến 200 độ F và làm cho nước chảy xuống qua một túi lọc bằng giấy chứa đầy bột cà phê, rồi đổ vào bình chứa bằng thủy tinh được đun nóng.
Rủi thay vào thời điểm đó không còn sự thay thế nào khác cho chiếc máy ấy ngoài cà phê uống liền. Do vậy, với Marotta, tạo ra được một bản sao về tốc độ và chất lượng của những chiếc máy pha cà phê ở các nhà hàng cho thị trường hộ gia đình trở thành một ước muốn mãnh liệt.
Mặc dù giá bán lẻ ban đầu của Mr. Coffee khi ấy là 39,99 USD (khoảng 226 USD ngày nay) – gấp 4 lần so với chiếc máy pha cà phê đang có thời ấy – nhưng người tiêu dùng vẫn chen chân nhau mua nó. Tính đến năm 1975, công ty sản xuất ra nó là North American Systems đã bán được hơn một triệu chiếc.
Marotta là chủ tịch đồng thời là CEO của công ty từ lúc thành lập cho đến mãi năm 1987, thời điểm mà nó được bán lại cho một công ty chứng khoán với giá 82 triệu USD. Ngày nay, Mr. Coffee là thương hiệu của  Jarden Consumer Solutions, công ty đang sỡ hữu các thương hiệu nổi tiếng khác như Sunbeam, Oster và Crock-Pot.
Những năm sau đó, Marotta tập trung vào bất động sản và làm từ thiện. Người bạn đối tác của ông năm xưa, Glazer, cũng mới mất vào năm 2012.
Ngoài Susan Parente, cô con gái luôn có mặt trong những giây phút cuối cùng của ông, ông còn có hai con gái khác, Mary Marotta, Jane Marotta, ba con trai, Charles, Timothy Sr., Vincent Jr. và 11 đứa cháu.
Trong suốt cuộc đời đầy nhiệt huyết của mình, có một điều mà Marotta đã không thể thay đổi được – mặc dù là tên tuổi gắn liền với sự thành công của chiếc máy Mr Coffee suốt hơn một thập kỉ nhưng Joe DiMaggio hiếm khi nào uống cà phê vì ông bị loét bao tử kinh niên, và khi nào muốn “nuông chiều” bản thân một chút thì ông cũng chỉ dùng một ly Sanka (một loại cà phê uống liền không có chất caffeine)

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Phân biệt cà phê thật và cafe giả liệu bạn đã biết chưa?

Làm thế nào để biết cà phê bạn mua về thực sự là loại cà phê thật? Và làm sao để phân biết đâu là một sản phẩm cà phê nguyên chất, cà phê thật tốt cho sức khỏe?



Cà phê là một loại hạt rất đặc biệt và khác biệt, có thể dễ dàng phân biệt cà phê nguyên chất và cà phê giả, bột cà phê thật với bột của các loại hạt ngũ cốc khác. Để bảo đảm cho sức khỏe và khẩu vị thưởng thức cà phê đích thực của chính bạn, bạn cần ghi nhớ vài chi tiết căn bản về thuộc tính của hạt cà phê rang rất khác với các loại hạt rang khác và bột của chúng:

I. PHÂN BIỆT TRƯỚC KHI PHA (tức nhận biết bột cà phê nguyên chất)

1. Khối lượng (hoặc thể tích) của bột cà phê rang bao giờ cũng lớn hơn khối lượng (hoặc thể tích) của bột hạt đậu nành (đỗ tương) và bắp (ngô) rang:

Hạt cà phê có một đặc điểm khác hẳn các loại hạt khác là khi rang lên đến 1 nhiệt độ nhất định sẽ nở lớn và thể tích tăng từ 1,5-2 lần và trọng lượng giảm từ 20-30%.
Cho nên, bột cà phê thật luôn luôn có khối lượng riêng thấp hơn bột các loại ngũ cốc khác và từ đó thể tích (hay khối lượng) của 1 kg bột cà phê luôn luôn lớn hơn thể tích của bột các loại ngũ cốc rang. Dựa vào đặc tính nầy bạn có thể phân biệt ngay từ lúc đầu, dù chưa cần phải mở bao bì ra. Nếu có điều kiện so sánh, bạn cầm trong tay trong 2 bịch 500g, bịch nào chứa cà phê, (hay chưa tỷ lệ bột cà phê nhiều) thì sẽ nhiều đầy hơn, to hơn, khối lượng bột chứa bên trong nhiều hơn nên chúng ta có cảm tưởng bịch cà phê nguyên chất nhẹ hơn.
2. Độ xốp của bột cà phê:
Nhìn theo cảm quan, bột cà phê nguyên chất rất nhẹ, có độ xốp , tơi và rời. Bột của hạt ngũ cốc khác thường dính lại, ít tơi bong hơn. Nếu bạn có 1 bịch cà phê nguyên chất và một bịch cà phê giả, bạn mở 2 bịch ra, lấy 2 chén nước, múc 2 muỗng bột của 2 bịch đổ lên mặt nước. Bột cà phê nguyên chất xốp nhẹ, có khối lượng riêng thấp, nên có khuynh hướng nổi lên trên, còn bột của các hạt ngũ cốc khác có khối lượng riêng lớn hơn , nên chìm xuống nhanh hơn.
Ngoài ra, hạt cà phê rang rất giòn, có cấu trúc sợi cellulose đồng đều, dễ vỡ và vỡ đều trong cối xay, nên bột cà phê xay ra có độ xốp, mịn tương đối đồng đều. Trái lại các loại hạt đậu, bắp rang, khi xay bột độ mịn không đồng đều nên không có độ tơi xốp như bột cà phê nguyên chất.
3. Độ ẩm của bột cà phê:
Bột cà phê thật ít ngậm nước, đọ ẩm của hạt cà phê thật sau khi rang khá thấp. Bột các loại ngũ cốc khác thường giữ nước và có độ ẩm cao hơn. Hơn nữa, do hạt đậu và bắp không có mùi thơm, nên khi nhà sản xuất trộn các loại hạt này vào hạt cà phê chắc chắn sẽ làm 1 động tác kèm theo, đó là phun hóa chất, hương liệu cà phê tổng hợp, nhân tạo vào trước khi xay ra bột.
Do đó, bột cà phê pha tạp, không nguyên chất có vẻ ẩm ướt, thậm chí vón cục khi được tẩm nhiều caramen tạo màu, khác hẳn với bột cà phê thật rất khô và tơi xốp.
4. Màu của bột cà phê:
Khi rang đến nhiệt độ và thời gian thích hợp…bột cà phê có màu nâu đậm. (Nếu hạt cà phê rang chưa đến nhiệt độ và thời gian nổ lần 1 thì bột có màu vàng sáng vị chua, và mùi nồng). Hạt bắp rang để độn vào cà phê thường có màu đen đậm. Vì thế trong nghề làm cà phê người ta đơn giản gọi bắp rang là “màu”.
Do thói quen người tiêu dùng đòi hỏi ly cà phê phải có màu đen, nên “màu” (bên cạnh caramen và cả chất tạo màu hóa học) được dùng để nhuộm ly cà phê. Mặt khác, hạt các đậu nành rang và xay ra bột có màu nâu đậm đục, ngã vàng đục, hoàn toàn không giống màu nâu đậm của bột cà phê thật. Nếu bạn nhìn thấy bột trong 1 bịch chứa có màu nâu đậm ngả vàng, thể tích nhỏ, nhưng cầm nặng tay là tỷ lệ đậu nhiều. Bột có màu đen thui thể tích cũng nhỏ là có trộn nhiều bắp.
5. Mùi của bột cà phê:
Nếu quen thuộc, bạn không khó để nhận ra mùi thơm rất dễ chịu, hấp dẫn và rất đặc trưng của bột cà phê thật. Nhiều người vẫn bị lầm lẫn và đánh giá cao mùi của hương liệu hóa học được tẩm vào đậu, bắp bởi vì họ ít có dịp ngửi mùi cà phê bột nguyên chất. Bắp và đậu nàng cũng có mùi hơi tanh, theo cảm quan, nếu tinh tế một chút, bạn có thể nhận thấy khi ngửi. Bột đậu nành có mùi gắt, hòa quyện với hương liệu bốc lên một mùi thơm nặng nề chứ không dịu dàng như mùi nguyên thủy của cà phê rang.

II. PHÂN BIỆT KHI ĐANG PHA (nhận biết trạng thái của bột cà phê thật khi gặp nước sôi may pha ca phe)


Đây là điểm mà bạn rất dễ dàng nhận biết để phân biệt chính xác cà phê nguyên chất với cà phê độn hay bột của các loại hạt ngũ cốc khác. Như đã nhận định, do hạt cà phê được cấu tạo bởi cấu trúc sợi celluose và chứa rất ít tinh bột, nên thuộc tính đặc biệt của bột cà phê rang là rất tơi xốp, và chứa nhiều khoang không khi bên trong do cấu trúc cao phân tử, các sợi cellulose bị bẻ gảy dưới tác động nhiệt trong quá trình rang …
Khi bạn chế nước sôi 100 độ C vào phin chứa cà phê thật, lập tức bột cà phê sẽ nở phồng lên, sủi bột mạnh, thậm chí tràn ra cả ngoài phin. Nếu sau khi cho vài muỗng bột (khoảng 20-25g) vào phin, bạn chế nước sôi vào mà thấy bột trong phin không nở phồng lên, trái lại còn bẹp xuống , lịm xuống và bốc mùi thơm thì bạn biết chắc chắn trong phin nầy có rất rất ít cà phê. Trái lại, trong loại bột nầy có tỷ lệ phần trăm rất nhiều bột của các loại hạt khác được tẩm hương liệu nhân tạo nồng độ cao.
Bột bắp, bột đậu rang khi gặp nước sôi trở nên dẻo, dính và xẹp xuống do các loại ngũ cốc luôn có chứa nhiều tinh bột. Trái lại cà phê được cấu tạo bởi các hợp chất cao phân tử cellulose, chứa rất ít tinh bột. Quá trình rang hạt cà phê nở lớn, bên trong tạo ra các khoang không khí, gặp nước sôi, không khí bên trong nở lớn, làm sủi bọt bột cà phê và khiến bột cà phê thật trào lên trong phin. Đây là một hiện tượng rất dễ nhận ra.

III. PHÂN BIỆT SAU KHI PHA (nhận biết nước của ly cà phê thật)


1. Màu của nước cà phê:
Cà phê là một loại hạt khá kỳ lạ. Dù bạn rang nó đến nhiệt độ cao bao nhiêu, thời gian lâu bao nhiêu, và cháy gần thành than, rồi bạn xay ra bột và pha thành ly cà phê, thì màu nước của nó cũng không hề có màu đen thui, đen đục và đen đậm như thường nhìn thấy các ly cà phê ở phần lớn các quán.
Ly cà phê thật luôn có màu nâu từ cánh gián đến nâu đậm, khi cho đá vào sẽ có màu nâu hổ phách, một màu nâu rất trong trẻo. Để ra ánh nắng, nhìn ly cà phê đá có màu nâu sáng.
2. Độ sánh của nước cà phê:
Khi pha, nước của ly cà phê thật có độ sánh hầu như không đáng kể. Trái với cà phê độn, nước của bắp và đậu rang vốn chứa nhiều tinh bột nên sẽ rất sánh, sánh đến dẻo quẹo. Các bà nội trợ vẫn hay dùng bột bắp trong nhà bếp vì tính chất này. Một số người tiêu dùng còn tự hào rằng mình là người hiểu biết về cà phê, cho rằng, ly cà phê ngon thì nước trong ly cà phê phải kẹo kẹo, bám trên thành ly và phải “ôm đá” và viên đá trong ly cà phê phải có màu nâu do nước cà phê song sánh, dẻo kẹo bám lấy đá. Nhưng điều đó chính là bằng chứng cho thấy trong ly cà phê ấy chỉ có rất ít cà phê mà toàn đậu nành rang. Đậu nành rang chứa nhiều tinh bột hiển nhiên là rất “ôm đá”. Cà phê thật không sánh dẻo và không “ôm đá”.
3. Mùi thơm của ly cà phê pha:
Cà phê bột lẫn cà phê pha có một mùi thơm rất đặc trưng, rất quyến rũ. Tuy nhiên đây có thể là điểm bạn rất khó phân biệt nhất. Có thể nói bạn chỉ có thể phân biệt được mùi của ly cà phê nguyên chất với mùi của hương liệu hóa học khi bạn đã nhiều lần và thường xuyên uống cà phê nguyên chất. Nhiều loại cà phê bột điều đã được tẩm hương liệu.
Hương thơm đích thực và nguyên thủy của cà phê không nồng nực, không thô bạo, không mạnh mẽ, nhưng dịu dàng, lưu luyến, thanh cao, tinh tế và sâu lắng, đôi lúc làm ngây ngất người yêu cà phê… Thật khó diễn tả, nhưng nếu quen với mùi cà phê nguyên chất bạn sẽ phát hiện ra mùi hóa chất tuy giả khá giống mùi cà phê nhưng vẫn là giả tạo, vẫn mang hương vị gay gắt, tuy mạnh mẽ, dai dẵng nhưng thô thiển và gây cảm giác nặng nề, không giống như mùi thanh cao của chính hạt cà phê đích thực…
4. Bọt của cà phê: 
Bản thân nước pha cà phê khi đánh lên với đường cũng tạo ra 1 ít bọt màu nâu sáng trông rất đẹp. Nhưng có 1 số người tiêu dùng ngộ nhận và yêu cầu quá đáng về ly cà phê phải có bọt đẹp. Để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng hầu giữ khách và thu lợi nhuận, một số nhà sản xuất cho chất tẩy rửa bề mặt vào cà phê để tạo bọt. Vậy, bạn cũng cần biết cách phân biệt hai thứ bọt này. Nếu bọt mỏng tanh, có óng ánh màu cầu vồng, đánh lên đầy cả ly và rất lâu tan nhìn ly cà phê có vẻ khá đẹp thì chắc chắn đấy là bọt xà bông. Bọt cà phê tiêu biểu khá đồng đều về kích cỡ, đục hơn và trông “dày” hơn, nhưng mau xẹp xuống.
5. Vị của cà phê:
Cà phê khi rang với thời gian đủ và đạt đến nhiệt độ thích hợp sẽ cho chúng ta ly cà phê có vị đắng thanh xen lẫn vị chua nhẹ nhàng, rất tinh tế do yếu tố của các thành phần acid ẩn chứa đằng sau của vị đắng trong hạt cà phê. Thật ra, các giống cà phê ngon nhất trên thế giới thuộc dòng Arabica, có giá trị thưởng thức và giá trị thương phẩm hàng đầu đều có hậu vị chua thanh rất quyến rũ hòa quyện tinh tế với vị đắng tự nhiên.
Tuy nhiên, do nhận thức không đúng, do truyền thống và do thói quen không thích đáng, phần lớn người Việt không nghĩ rằng cà phê có vị chua. Thậm chí một số không chịu chấp nhận một thuộc tính cố hữu, tuyệt vời của cà phê hảo hạng, đó là vị chua thanh quyến rũ của nó. Để đáp ứng với yêu cầu và thị hiếu về khẩu vị trái ngược lại với thiên nhiên, với tự nhiên nầy của người tiêu dùng, một số nhà sản xuất đã cố gắng làm cho cà phê mất đi vị chua thanh vốn có của nó bằng cách tẩm vào bột cà phê các loại hóa chất tạo đắng có gốc kháng sinh. Hậu quả, ly cà phê thường có vị đắng nhân tạo, tiêu diệt hẳn vị chua thanh quyến rũ của cà phê.
Bạn nên tránh xu hướng đi tìm và nghiện vị đắng không tự nhiên đó, vì nó sẽ phá hủy khẩu vị chân chính của bạn về mùi vị đích thực của cà phê. Nhiều người được phục vụ “cà phê đậu nành” nhiều ngày nhiều tháng nên đã quen với vị đậm lè của đậu nành rang, e rằng sẽ chê cà phê nguyên chất không đậm đà. Thật ra, cà phê nguyên chất rất đậm đà hương vị, nhưng do khẩu vị cà phê của chúng ta đã bị phá hủy dữ dội. Chính khẩu vị uống cà phê đậm đặc từ đậu rang của chúng ta cũng đã được huấn luyện và xây dựng từ nhiều chục năm nay.
Điều đó cho thấy khẩu vị có thể được điều chỉnh. Nếu hiểu biết các thuộc tính của cà phê, bạn sẽ không khăng khăng đòi ly nước đen thui, đậm lè, đắng ngắt của bột đậu rang cháy khét tẩm đủ mọi loại hương liệu bốc mùi thơm nồng nực. Bạn sẽ tự chọn cho mình khẩu vị đúng.

IV. PHÂN BIỆT CUỐI CÙNG, RẤT THỰC TIỂN, LÀ TRẢI NGHIỆM CỦA CHÍNH BẠN


Cuối cùng, rất thực tiển, là chính bạn, vào 1 ngày đẹp trời nào đó , bạn hãy bỏ chút thì giờ ra tiệm bán cà phê hạt đã rang mua vài lạng cà phê mộc. Khi mua bạn cần xem xét kỹ đó là cà phê hạt rang nguyên chất, mộc mạc, không trộn hạt gì khác và không tẩm các phụ gia nào khác. Mua xong, bạn nhờ xay ra bột. Đem về, sáng hôm sau, bạn tự tay, khoan thai, pha 1 ly cà phê với may pha ca phe. Pha xong, bạn đến ngồi 1 chỗ tỉnh lặng, bình yên. Trong cái không gian yên lành và tinh anh của buổi sáng, với tâm hồn thanh tịnh, bạn ngồi đó từ từ uống từng ngụm nhỏ cà phê nóng, nguyên chất… Rồi bạn sẽ biết cà phê đích thực là gì…. Đây là cách tốt nhất để mếm biết hương vị tinh khiết của cà phê.

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Cà phê và sức khỏe: Cà phê chống cảm cúm

Nhà sản xuất Tipton Mills tại Buffalo, New York (Mỹ) vừa tung ra một loại cà phê có chứa probiotic đầu tiên trên thế giới.


Đây là loại cà phê uống liền có chứa chủng probiotic có tên là Ganeden BC30.
Probiotic là những vi khuẩn sống được tìm thấy trong hệ tiêu hóa của con người, làm giảm sự phát triển của vi khuẩn có hại và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Một số nghiên cứu trước đây cho thấy probiotic khi được bổ sung vào cơ thể người thì có ích cho hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, giảm tình trạng căng thẳng và tăng cường sức khỏe răng miệng.
Hãng sản xuất cho biết loại cà phê này có chứa lượng vi khuẩn probiotic cao hơn gấp 10 lần so với lượng vi khuẩn probiotic thông thường có trong sữa chua. Chúng cũng không nhạy cảm với nhiệt độ và axít trong dạ dày.

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Cà phê và sức khỏe: Công dụng chưa từng biết của cà phê

Nếu bạn là người sành uống cà phê thì bạn sẽ rất bất ngờ khi biết rằng thức uống nghe có vẻ bình thường ấy lại có nhiều công dụng như giảm đau đầu, làm ôtô hay tủ lạnh có mùi thơm dễ chịu hay tẩy tế bào chết cho da, khiến tóc sáng bóng… 



Sửa đồ dùng bằng gỗ

Bạn thấy những vết nứt nhỏ trên đồ gỗ màu tối trong gia đình, hãy thử dùng cà phê hòa tan. Hòa 2-3 thìa cà phê với chút nước để tạo thành hỗn hợp sệt đặc, nếu gỗ có tông màu đỏ, thêm vào vài thìa i ốt. Cho hỗn hợp vào một đầu dao nhỏ hay con dao nhựa dùng một lần và trát vào vết nứt. Loại bỏ phần thừa xung quanh với miếng vải ẩm. Để hỗn hợp khô hoàn toàn, sau đó lau bóng lại.

Làm sạch và khử mùi ôtô

Để ôtô của bạn sạch sẽ và mất hẳn mùi khó chịu, đặt một hộp đựng cà phê xay mở nắp vào nơi hợp lý, không dễ bị đổ. Hương cà phê sẽ hấp thụ tất cả mùi bạn mang vào ôtô, như mùi đồ ăn nhanh chẳng hạn.
Ngăn chặn đau đầu
Một thử nghiệm lâm sàng ở Illinois cho thấy cà phê làm giảm sưng các mạch máu, nên có thể giảm cả cường độ và tần suất đau đầu. Một số người tham gia vào một nhóm được dùng riêng cà phê, và 58% báo cáo thấy hoàn toàn đỡ đau đầu. Những người tham gia nhóm khác được cho dùng cà phê trong một hợp chất chứa cả thuốc giảm đau và 70% thấy triệu chứng biến mất.

Làm sạch da

Bạn có thể dùng bã cà phê để tẩy da chết. Chỉ cần đơn giản xoa nhẹ nhàng bã cà phê lên da mặt hoặc cơ thể để loại bỏ lớp tế bào chết, sau đó rửa sạch lại với nước.

Giúp mượt tóc

Theo các chuyên gia tạo mẫu tóc, thoa cà phê đậm đặc lên tóc bạn khi tóc khô và sạch khiến nó sáng bóng hơn. Để cà phê ở đó 20 phút, sau đó gội sạch. Lặp lại sau 7 ngày để có kết quả tốt nhất.

Làm phân bón

Đổ bã cà phê từ may pha ca phe (hay chè) vào gốc cây làm kích hoạt hoạt động của vi khuẩn và giúp cả đất và phân phân hủy nhanh hơn.

Tẩy sạch mùi khó chịu

Mùi cá tanh, mùi tỏi hăng và bất cứ mùi khó chịu nào trên tay trong quá trình nấu nướng sẽ biến mất bằng cách xoa ít bột cà phê vào tay và rửa sạch lại bằng nước ấm.

Làm thịt tươi và ngon hơn

Để giữ cho miếng thịt cừu vẫn có màu thẫm bắt mắt và mùi thơm hấp dẫn, thêm một tách cà phê đen vào nồi hầm vào giữa quá trình nấu. Bạn cũng có thể dùng cà phê để ướp với thịt bò, thịt lợn và các loại thịt khác.

Loại bỏ mùi hôi tủ đá

Thay vì ngửi mùi thức ăn còn thừa từ hai tuần trước, hay mùi sữa đã lên men, bạn có thể ngửi mùi cà phê thơm lừng từ tủ lạnh. Nếu tủ lạnh của bạn bốc mùi hôi, hãy đặt vào trong đó một bát cà phê xay và để đó một hoặc hai ngày. Cà phê sẽ hấp thụ mùi hôi và bạn sẽ luôn thèm uống ngay một tách bất cứ khi nào mở tủ lạnh ra.

Thuốc nhuộm tự nhiên

Các sắc tố tự nhiên trong cà phê có thể là cách nhuộm màu tuyệt vời với vải, giấy, trứng và cả mái tóc của bạn. Xoa giấy với cà phê đậm và để cho nó khô hay ngâm những đồ vải vào cà phê nóng. Kết quả sẽ không được nhanh và màu cà phê dễ phai vào các đồ khác vì thế nên dùng cho những thứ ít phải giặt. Bạn cũng có thể sử dụng cà phê để làm mái tóc mình bóng, đen hơn.

Cà phê và sức khỏe: Cà phê giảm nguy cơ ù tai

Các nghiên cứu trên gần 70.000 phụ nữ đã chỉ ra rằng caffein trong ca phe có thể giúp chống lại tình trạng ù tai.

Các nhà nghiên cứu ở Canada đã theo dõi thói quen uống cà phê ở những phụ nữ trung tuổi và phát hiện ra rằng những người uống 3 hoặc 4 cốc cà phê mỗi ngày đã giảm 15% nguy cơ ù tai và những người uống nhiều hơn 4 cốc giảm 20% nguy cơ này.
Nhiều người bị ù tai tạm thời trong vòng vài giờ nhưng ở khoảng 1/100 người, tình trạng này sẽ trở thành bệnh kinh niên.

Tuy nhiên, cà phê đã được lọc hết chất caffein không có tác dụng này.Các nhà nghiên cứu thừa nhận họ chưa biết về cách caffein có thể ngăn ngừa ù tai nhưng cho biết nó có thể ảnh hưởng theo cách nào đó đến các tế bào lông tơ ở trong tai.
Những kết quả nghiên cứu này được công bố trên tờ American Journal of Medicine đã gây nhiều tranh cãi vì người ta từng cho rằng dùng quá nhiều caffein có thể khiến nghe kém hơn.
Họ nói rằng cần có nghiên cứu thêm trước khi các bác sĩ đưa ra khuyến nghị tăng cường sử dụng caffein và chứng minh rằng tác dụng này cũng có ở nam giới.

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Cà phê và sức khỏe: Uống cà phê tăng cường thị lực

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những người uống cà phê đều đặn với máy pha cà phê mỗi ngày có thể giúp duy trì thị lực và giảm nguy cơ mù lòa.

Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy cà phê giúp cơ thể người giảm thiểu rủi ro bị các bệnh parkinson, ung thư tuyến tiền liệt, tiểu đường, Alzheimer và các chứng giảm nhận thức do tuổi tác.
Đại học Cornell  công bố tuần rồi trên tạp chí Journal of Agricultural and Food Chemistry (Mỹ) kết luận, người uống một tách cà phê mỗi ngày có thể giúp duy trì thị lực và giúp ngăn ngừa nguy cơ mù lòa.

Theo nghiên cứu, cà phê từ may pha ca phe tu dong có chứa một hợp chất gọi là acid chlorogenic (CLA, chiếm trung bình từ 7% đến 9% thành phần nước giải khát), là một chất chống ôxy hóa có khả năng ngăn chứng suy yếu võng mạc ở chuột. 
Các nhà nghiên cứu đã đưa vào cơ thể chuột oxid nitric để tạo ra mất cân bằng ôxy hóa và gốc tự do. Và những con chuột được điều trị bằng CLA không bị hư hại võng mạc.